“Làng Vũ Đại ngày ấy” là câu chuyện tổng hợp của 3 câu chuyện nổi tiếng về các nhân vật trong tác phẩm của Nam Cao: Chí Phèo, Lão Hạc và Sống Mòn.
Chí Phèo là một đứa trẻ bị vứt bỏ trong lò gạch, lớn lên đi ở cho nhà Bá Kiến. Vì bà Ba bày trò lẳng lơ mà Chí Phèo bị Bá Kiến buộc tội phải đi tù. Trở về, Chí Phèo trở thành tên côn đồ khét tiếng làng Vũ Đại, ăn vạ khắp chốn và coi trời bằng vung. Càng mong muốn trả thù Bá Kiến, Chí Phèo càng đánh mất nhân tính, cho đến khi gặp Thị Nở – người đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Một tình yêu “độc nhất vô nhị” đã nảy sinh giữa hai con người kỳ dị này.
Lão Hạc là một ông lão nghèo khó, không miếng đất cắm dùi sau khi các con của ông lần lượt bỏ đi. Gia tài của ông chỉ có một con chó già nua mà ông gọi là Vàng. Cuộc đời của ông tiêu biểu cho nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
Ông giáo Thứ thuộc thành phần trí thức của xã hội. Đáng lẽ ra ông phải lấy làm vinh dự và tự hào. Nhưng cuộc đời của giáo Thứ cũng bần cùng và tẻ nhạt không kém gì Chí Phèo hay Lão Hạc… Giàu lý tưởng, hoài bão, nhưng tất cả mơ ước của ông giáo đều bị bóp nghẹt trong cái xã hội đày con người ta xuống tận cùng cuả nỗi thống khổ. Cuộc đời ông cứ chết dần chết mòn trong sự túng quẫn và u tối chung của cả làng Vũ Đại.
Nếu trong tác phẩm Nam Cao, ba nhân vật là ba con người riêng, ở ba thế giới riêng… Thì trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”, họ có cùng một hoàn cảnh sống, một môi trường sống và có những mối liên hệ với nhau. Sự gắn kết giữa ba nhân vật này đã vẽ lên một bức tranh ảm đạo của làng Vũ Đại – một hiện thực đen tối của xã hội thời Pháp thuộc. Tiếng nói phê phán trong phim vì thế mạnh mẽ hơn và “chất” hơn.
Làng Vũ Đại ngày ấy… Có Chí Phèo hung hăng, Thị Nở nhấm nhẳng, có Bá Kiến độc ác, lão Hạc khổ sở, cùng cực, và cũng có giáo Thứ, một thanh niên sống có lý tưởng. Làng Vũ Đại như là một xã hội thu nhỏ với đủ các thành phần, tầng lớp nhân dân, phản ánh hiện thực đời sống vào những năm tháng chiến tranh.
Đạo diễn: Phạm Văn Khoa.
Diễn viên: Bùi Cường, Đức Lưu, Nguyễn Hữu Mười, nhà văn Kim Lân, Thanh Hiền, Mạnh Sinh, Phạm Hoàng Hà, Hoàng Yến, Mai Châu, Quách Thị Hồ, Vương Ngọc Điền…
Kịch bản: Đoàn Lê (dựa theo các tác phẩm “Sống mòn”,”Lão Hạc”, “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao)
Hãng sản xuất: Xí nghiệp phim truyện Việt Nam
Năm sản xuất: 1982.
Nguồn: https://supportmpci.org
Xem thêm bài viết khác: https://supportmpci.org/giao-duc/
Xem thêm Bài Viết:
- Nhị Thức Newton buổi 1 – Thầy Nguyễn Quốc Chí
- Thủ thuật CASIO tính tích phân có chứa "a, b" cực nhanh – Nguyễn Hà Bắc
- Ngữ Văn Lớp 6 –Bài giảng Phương pháp học Ngữ Văn 6|Cô Lê Hạnh
- Giới thiệu Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành Phân hiệu Hà Nam 2019
- MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 | TẬP LÀM VĂN: LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG | 20H30 NGÀY 01.04.2020 | HANOITV
hay quá, học cái này lâu rồi. Lúc mới học chẳng hiểu gì cả, đến nay 5 năm quay lại xem thấy hay ghê!
ai tử bài hết thương cạn nhớ qua đây ko
2020 còn xem
Giao thừa 2020 có ai đang xem ko
Còn lâu mới bằng sự độc ác của chế độ cộng sản bây giờ Toàn cướp đất vào dịp Tết
Ai từ 1977 Vlog qua đây không? :>
Bác bùi cường diễn còn thật hơn chí phèo.
Ai cho em xin mấy bài nhạc xưa xưa kiểu này với ạaa
Mới học xong bài Chí Phèo 11 nên vào đâyy ne
Khi sự dối trá đủ lớn và được lặp đi lặp lại đủ nhiều nó sẽ trở thành sự thật… văn minh người pháp mang lại ko cứ liệu lịch sử nào phủ nhận… nếu ko có người pháp người mỹ để cho alamit tự phát triển thì giờ cứt ko có mà ăn…
10/11/2019 AI CÒN XEM ĐIỂM DANH CÁI ĐÊ
ky niem
2019 đâu giơ tay 🙋
Diễn viên hồi xưa xinh thế
Đây là phim gì v ah? S lại có cả lão hạc v ah?
Ai từ 1977 qua đây hông 🙂
Hồi xưa khổ thật. Ai như thời nay. Xướn quá sinh hư
:))
lạ he
trong đây thấy vợ ông Giáo hiền lành vậy
mà sao trong tp Lão Hạc thì lại kibo khó chịu thế nhờ ?
Chưa bao giờ văn học hay như văn học cấp 3
Cau Vang di roi ong giao a
Sáng 1 lần, trưa 1 lần, tối 1 lần.. Có ai xem 1 ngày 3 lần như tôi không?